Thiệp cưới dân gian vẽ tay: Lưu giữ những nét xưa

Thiệp cưới dân gian vẽ tay: Lưu giữ những nét xưa

Những điều thuộc về lịch sử đều đáng được trân trọng và tôn vinh. Văn hóa cưới hỏi của người Việt đều thể hiện sự chắt lọc tinh hoa trong lễ nghĩa dân tộc. Thương lắm thuở ông bà dù khó khăn hay đủ đầy đều tươm tất cho một ngày cưới đủ lễ nghĩa và ấm cúng.

Tấm thiệp cưới lưu giữ những nét tinh hoa xưa và nay

Bước vào thời đại công nghệ số không có nghĩa là chúng ta quên đi những điều tốt đẹp của quá khứ. Và càng phải gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đó. Cưới hỏi là chuyện hệ trọng cả đời người, tấm thiệp cưới cũng không thể sơ xài, mà càng phải chăm chút, là thành ý mà những cặp đôi Dâu – Rể gửi đến những vị khách mời thân thương của mình.

Với sự tìm hiểu về kiến thức lịch sử văn hóa cũng như sự chăm chút, tỉ mẫn của đội ngũ thiệp cưới The Simple cùng arstist trẻ tài năng t.hờ đã cho ra mắt Bộ sưu tập 9 mẫu Thiệp Cưới vẽ tay mang tên ” Một ngày và trăm năm” tái hiện những nét văn hóa và trang phục qua từng thời kỳ lịch sử Việt Nam.

THỜI NHÀ NGUYỄN

 

Dưới triều nhà Nguyễn, ngoài áo tấc được sử dụng như một trang phục cưới thì “áo cặp” cũng được sử dụng khá rộng rãi. “Áo cặp” là phong tục chỉ sự “đủ đôi đủ cặp” trong lễ cưới, ngày trước ở vùng Gia Định có thời cô dâu, chú rể ngoài “áo cặp” còn mặc “quần cặp”. Áo cặp tức áo song khai, cô dâu dùng áo the lót gấm hồng, chú rể dùng hàng the lót gấm xanh có dệt chữ “thọ” nhỏ (chữ thọ lớn chỉ dùng cho người lớn tuổi). Chiếc áo dài của cô dâu, chú rể mặc bên ngoài người ta gọi là áo thụng. 

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/net-duyen

NHỮNG NĂM 1920 – 1930


Vào những năm 1920 đến 1930, ở thành thị miền Bắc, cô dâu mặc áo dài cài vạt. Hoặc bên ngoài là chiếc áo the thâm, bên trong là áo màu hồng hoặc màu xanh. Hoặc cũng có thể mặc bên ngoài là chiếc áo dài sa tanh màu đen. Bên trong, áo dài lụa trắng Cổ Ô. Mặc quần lĩnh hay sa tanh đen. Chân đi văn hài thêu hạt cườm hay đôi guốc cong. Vấn khăn nhung đen, đeo hoa tay bèo, cổ đeo vòng chuỗi hột bằng vàng.

Chú rể mặc áo the thâm, trên nền áo dài trắng bên trong. Quần trắng, ống sớ, đi giày Gia Định, đội khăn xếp. Khi lễ tơ hồng, lễ nhà thờ thì khoác áo thụng lam.

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/tuong-tu

GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

Thời kì này, “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” chính là một khẩu hiệu không bao giờ quên của mọi người dân Việt Nam. Hôn lễ thường được diễn ra với thủ trưởng, hoặc cấp trên là người chủ hôn.

Những người là cán bộ, hoặc những người ở nông thôn cũng có trang phục cưới riêng. Theo đó, cô dâu thường mặc áo sơ mi trắng hoặc áo cánh trắng hay áo bà ba, quần đen, đi dép mới. Chú rể mặc áo sơ mi mới, quần âu, đi giày hoặc xăng đan cũng có khi đi cả dép nhựa. Đối với những người đi bộ đội, họ có thể mặc cả bộ quận phục trong ngày cưới. Cán bộ thì có khi mặc quần áo đại cán, tóc chải gọn gàng.

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/thương-thầm

GIAI ĐOẠN 1954 - 1975


Đám cưới ở thời điểm này được tổ chức giản dị theo đời sống mới, phù hợp với hoàn cảnh từng nơi. Trang phục lễ cưới cũng vì vậy mà không có gì khác biệt nhiều với trang phục thường ngày, chỉ là quần áo được may mới thay vì sử dụng những bộ quần áo đã từng mặc rồi.

Ở các vùng thành thị, cô dâu mặc áo dài trắng hoặc các màu sáng, nhạt. Quần trắng, giày cao gót được sử dụng phổ biến. Trên tay các cô dâu cũng xuất hiện các bó hoa lay ơn. Mái tóc phi dê hoặc chải bồng, cặp tóc là xu hướng thời đó. Mặt được trang điểm má hồng, tô môi son. Chú rể mặc áo comle, thắt cravat và đi giày tây.

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/vấn-vương

Về sau, do những thay đổi về xã hội và sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam đã tạo nên những thay đổi trong lối sống của người Việt. Nói về trang phục, trang sức cũng như trang điểm, ở miền Bắc đã tiếp thu một số hình thức trang điểm của Châu Âu.

Cô dâu trang điểm bằng son phấn, cài thêm bông hoa hồng trắng bằng vải voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa lay ơn, tượng trưng cho sự trong trắng. Đồng thời bó hoa cầm tay cũng là một phụ kiện làm đẹp cho bộ áo cưới. 

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/doi-loi

GIAI ĐOẠN TỪ SAU NĂM 1975


Từ sau năm 1975, đất nước đã thống nhất, mối giao lưu văn hóa được mở rộng. Đặc biệt là những năm 1980 – 1981, do ảnh hưởng các mốt thời trang từ Châu Âu và Mỹ, trong đám cưới, một số cô dâu ở thành thị miền Nam và miền Bắc mặc áo liền váy màu trắng hoặc màu vàng. Đặc điểm của loại váy này là có gấp nếp ở tay, ở ngực, váy xòa rộng, dài quá gót chân. Có chiếc từ thắc lưng đến gấu chia làm nhiều đoại với những khoang đăng tên, gọi là váy ba từng hay váy năm tầng. Cũng có những chiếc váy cưới dài gấp nhiều đường, chiết ở ngực, thắt lưng. Các nàng dâu mặc những chiếc váy này kết hợp với những đôi giày cao gót màu trắng, đeo thêm găng tay mỏng. Còn trang sức, họ đeo các chuỗi hạt kim cương hoặc giả kim cương hoặc đá saphia lóng lánh trên cổ trong ngày rước dâu. Tóc phi dê là kiểu tóc phổ biến. Cô dâu nào có mái tóc dài thì làm phi de giả. Cũng có những kiểu tóc uốn thành chín búp dài gọi là búp Ăng-lê rủ xuống quanh đầu. 

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/dau-yeu

GIAI ĐOẠN 1986 - 2000


Trang phục của cô dâu và chú rể đã được chăm chút và đầu tư nhiều hơn.

Mái tóc phía trước cài vòng hoa trắng bằng vải hoặc chải tóc bồng cao, cài những vòng hạt có tua rủ xuống hai bên thái dương và ở giữa trán, chùm thêm một khăn voan trắng trên đầu. Lúc đưa dâu, có cô dâu kéo khăn xuống che phủ gương mặt của mình. Mặt trang điểm phấn son đậm nét. Nhiều người kẻ mắt đôi, mi mắt bôi xanh, gắn hàng lông mi giả dài và cong. Tay ôm bó hoa lay ơn trắng, còn có thêm một dây hoa hồng trắng dài đến chân. Tất cả làm cho cô dâu khác biệt và nổi bật giữa các phù dâu. Chú rể mặc áo comle màu be hoặc là comle kẻ caro màu đậm, cũng có thể mặc áo sơ mi nếu lễ cưới tổ chức vào mùa hè, thời tiết oi bức. Ngoài ra, chú rể còn thắt thêm cravat điểm hoa nhiều màu và đi giày da màu đen bóng. Đặc biệt, chú rể còn có cài một bông hoa hồng trắng ở túi áo ngực cho khác với những người phù rể.

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/nhan-duyen

NHỮNG NĂM 2000


Cuộc sống có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hơn, phong tục cưới hỏi của người Việt cũng được tinh giản hóa, đơn giản hơn. Các bộ trang phục cưới cũng được cải tiến khác biệt nhiều so với trước kia.

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/ban-doi

GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY


Tại thời điểm hiện tại, ngoài những bộ váy cưới xòe rộng hơi Tây phương, mình vẫn thấy không ít những tà áo dài, áo tấc và áo Nhật Bình xuất hiện trong ngày trọng đại này của người trẻ hiện đại. Mình nghĩ đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng dành cho tương lai của những trang phục truyền thống Việt Nam, đúng không?

Đặt thiệp cưới tai: https://thesimple.vn/products/minh-oi

“Tấm thiệp cưới” sẽ như cuốn nhật ký lưu giữ những câu chuyện kể cho con cháu về ngày ông bà nó đã nên duyên vợ chồng.

 Một ngày và trăm năm
Cũng vì Nét Duyên thuở ấy
Mà để Tương Tư sáng đợi chiều trông
Thương Thầm cũng bởi nụ cười
Vấn Vương cả một đoạn đời mai sau
Đôi Lời muốn ngỏ cùng Người
Dấu Yêu đã tỏ chỉ chờ Người ưng
Nhân Duyên khéo chọn do Trời
Bạn Đời gắn kết một đôi chẳng rời
Mình ơi! hai tiếng thân thương
Một ngày và cả trăm năm định tình.
 

 Nguồn: Katy - The Simple