Lễ Hằng Thuận là gì? Thiệp cưới theo nghi thức Lễ Hằng Thuận có gì khác so với thiệp cưới thông thường?

Lễ Hằng Thuận là gì? Thiệp cưới theo nghi thức Lễ Hằng Thuận có gì khác so với thiệp cưới thông thường?

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều cặp đôi lựa chọn tổ chức Lễ Hằng Thuận bên cạnh lễ cưới tại tư gia hay nhà hàng thông thường với mong muốn mang lại phước lành, sự bình an cho cả cặp đôi và gia đình hai bên.

Vậy Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận ra sao? Thiệp mời cưới theo Lễ Hằng Thuận có gì khác so với thiệp mời cưới thông thường? Cùng The Simple tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Lễ Hằng Thuận là gì? Đó là nghi thức lễ cưới ở Phật giáo dành riêng cho người Phật tử, thường được tổ chức trang trọng tại các ngôi chùa hay thiền viện, hoặc cũng có thể diễn ra tại nhà thờ tổ của dòng họ. Nếu căn cứ theo tên gọi, “Hằng” nghĩa là thường xuyên, luôn luôn, mãi mãi; “Thuận” nghĩa là yên ấm, hoà hợp, thuận thảo. “Hằng Thuận” chính là nghệ thuật sống hoà hợp, độ lượng với mọi người xung quanh và tôn trọng đạo vợ chồng: Hoà thuận, tương kính, nhường nhịn lẫn nhau; Làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, với Ông Bà, Cha Mẹ và con cái; Hướng đến hành trình tu tập giác ngộ, giữ gìn ngũ giới và hành thiện.

Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận là gì?

Lễ Hằng Thuận không phải là nghi thức tôn giáo bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện của cặp đôi. Khi muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận là cô dâu chú rể đã có ý thức trách nhiệm về cuộc hôn nhân và muốn minh chứng điều đó với đức Phật.

Lễ Hằng Thuận là dịp để cô dâu chú rể được nghe những lời giáo huấn quý báu của thầy chủ lễ về bổn phận của người làm vợ, làm chồng theo cũng như cách tu tập để có cuộc sống an lạc, phòng ngừa mọi nguy cơ có thể dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Vậy thiệp mời cưới theo nghi thức Lễ Hằng Thuận có gì khác so với thiệp mời thông thường?

Về cơ bản, bộ thiệp cưới vẫn gồm phong bao thư, 1 tờ thiệp báo hỷ có tên bố mẹ 2 bên, tên cô dâu chú rể, cũng như thông báo thời gian tổ chức hôn lễ, 1 tờ thiệp mời dự tiệc. Tuy nhiên với những gia đình tổ chức theo nghi thức Lễ Hằng Thuận thì tờ thiệp báo hỷ cô dâu chú rể sẽ để thêm tên pháp danh của mình vào thiệp, và thông tin chỗ tổ chức hôn lễ sẽ ghi rõ địa điểm Chùa, thời gian tổ chức Lễ Hằng Thuận

Ví dụ: Chú rể: Nguyễn Công Minh ( Pháp danh Quảng Tâm), Cô dâu: Nguyễn Uyên Thảo (Pháp danh Nhuận Uyên)

Nghi thức Lễ Hằng Thuận sẽ được cử hành tại Chùa Pháp Hoa

870 Đ. Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Vào lúc 09 giờ 00, Ngày 20 tháng 07 năm 2023

(Nhằm ngày 11 tháng 06 năm Quý Mão)

Sau Lễ Hằng Thuận, đa số các cặp đôi sẽ di chuyển về Nhà Trai để cùng gia đình tiếp tục phần Lễ Gia Tiên tại Nhà Trai, tuy nhiên nếu đôi nào đã hoàn thành đầy đủ nghi lễ tại tư gia rồi mới đến chùa tiến hành Lễ Hằng Thuận thì thường chọn tổ chức buổi tiệc chay tại chùa cho thêm phần thanh tịnh. Các cặp đôi có thể tuỳ chọn tiệc ngọt hay tiệc chay: Tiệc ngọt là hình thức chiêu đãi các khách mời bằng các loại bánh, kẹo, chè; Tiệc chay nghĩa là mời khách dùng món chay ăn kèm với cơm, mì, lẩu chay. Vì vậy thường trong tờ thiệp mời, sẽ nhấn mạnh tiệc chay ở thông tin: “Đến dự buổi tiệc chay thân mật chung vui cùng gia đình chúng tôi tại”. Sau đó là thông tin Chùa, cũng như thời gian ăn tiệc. Thông thường với những cặp đôi tổ chức Lễ Hằng Thuận sẽ không nhận tiền hay quà mừng từ khách mời, trên thiệp bạn có thể ghi những câu note ghi chú nhẹ nhàng như: “Gia đình xin phép không nhận tiền mừng, vì sự hiện diện của Quý Khách là món quà ý nghĩa nhất với gia đình chúng tôi. Xin cảm ơn!”

Lựa chọn mẫu thiệp cưới như thế nào cho phù hợp?

Cô dâu chú rể thường sẽ chọn những mẫu thiệp cưới tông màu nhẹ nhàng, thanh nhã với các hoạ tiết như hoa sen, hoa mộc lan,… Màu sắc chủ đạo của thiệp thường sẽ là màu xanh lá, trắng, xanh dương, kem hoặc hồng nhạt. The Simple gợi ý cho bạn 1 số mẫu thiệp cưới để bạn tham khảo:

Mẫu thiệp: Màu nắng thiên thanh
Mẫu thiệp: Lotus



 Mẫu thiệp: Hoa mộc lan

Tổ chức Lễ Hằng Thuận ở đâu?

The Simple gợi ý cho bạn các chùa cho tổ chức Lễ Hằng Thuận ở Miền Nam:

-Chùa Vĩnh Nghiêm – 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 14, Q. 3, TP. HCM

-Chùa Pháp Hoa – 220A Lê Văn Sỹ, P.14, Q.3, TP. HCM

-Chùa Định Thành – 629 CMT8, P.15, Q.10, TP. HCM

-Chùa Viên Giác – 193 Bùi Thị Xuân, P.1, Q.Tân Bình, TP. HCM

-Chùa Giác Ngộ - 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q .10, TP. HCM

-Chùa Hoằng Pháp – 188/8 Tân Thới 3, X. Tân Hiệp, H. Hóc Môn, TP. HCM

Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp các cặp đôi có thêm những thông tin cần thiết để chuẩn bị tấm thiệp mời cưới thật chu đáo và ý nghĩa.

Nguồn: Sưu tầm